Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Nhà mạng, mạng xã hội lao vào cuộc chiến tin nhắn


Người dùng không những chỉ xài mạng xã hội song song với tin nhắn mà nhiều phân mảng như giới tuổi teen chẳng hạn, đã bỏ hẳn mạng xã hội để đến với các môi trường liên lạc riêng tư và dễ sử dụng hơn. Xu hướng này đã diễn ra ít nhất vài năm qua và dĩ nhiên các mạng xã hội không ngồi yên.


Nhà mạng, mạng xã hội lao vào cuộc chiến tin nhắn - 1


Hangouts có lợi thế nhất trong các dịch vụ tin nhắn mạng xã hội. Nguồn: Google


Cạnh tranh dịch vụ tin nhắn


Một biện pháp hiển nhiên của các mạng xã hội để tranh giành với các dịch vụ chat, nhắn tin đó là tạo ra một dịch vụ nhắn tin của riêng mình. Twitter, mạng microblog, đã từng thiết lập tính năng nhắn tin trực tiếp DM (direct message) và dấu sâu bên trong phần mềm di động của họ. Nay Twitter đang chuẩn bị tung ra một thiết kế mới cho dịch vụ của mình, với tiêu điểm là nhắn tin DM. Người dùng sẽ có thể quản lý các tin, bài mạng xã hội song song với việc liên lạc cùng bạn bè, các người dùng đang theo dõi (follow) bằng hệ thống tin nhắn 140 chữ. Không sớm thì muộn, Twitter cũng sẽ tung ra phần mềm nhắn tin riêng của mình. Không rõ việc này sẽ làm thay đổi người dùng Twitter như thế nào khi mà tính chất của mạng xã hội này là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay để theo dõi tin tức, các chủ đề tranh luận… chứ không phải là một dịch vụ để kết nối với bạn bè.


Trong khi đó, Facebook đã có một lịch sử nhiều lần tìm cách thúc đẩy một giải pháp cho dịch vụ tin nhắn. Thương vụ 3 tỉ USD bất thành với dịch vụ chat nặc danh Snapchat mặc dù không giúp Facebook lấy được mảng thị phần người dùng nhắn tin di động nhưng cũng nhanh chóng đưa ra một dịch vụ tương tự là Facebook Messenger. Dịch vụ này có tiện ích riêng biệt và thậm chí còn cho phép liên lạc thông qua số địên thọai, thay thế cho cả tin nhắn SMS. Tận dụng sức mạnh của mình, Facebook mang đến khả năng liên lạc “cởi mở” nhất trong các dịch vụ tin nhắn. Người dùng có thể vừa liên lạc với nhau, vừa chia sẻ các thông tin cá nhân vốn đã được đăng tải trên Facebook. Nhờ vậy, dịch vụ tin nhắn của Facebook là nền tảng tốt nhất để bạn có thể liên lạc một cách nhanh chóng với một số lượng lớn bạn bè và người thân.


Kẻ có lợi thế




Cuộc chiến của các mạng xã hội với dịch vụ tin nhắn chỉ mới nóng dần lên và sẽ còn nhiều sản phẩm, dịch vụ mới được tung ra, sẽ làm thay đổi tính chất của mạng xã hội trong tương lai.


Kẻ mạnh tay nhất trong cuộc chiến với các dịch vụ tin nhắn, phải kể đến gã khổng lồ Google. Với nền tảng Android hiện đã trở thành hệ điều hành di động phổ biến nhất, bất kỳ ai đang sử dụng thiết bị Android hay có tài khỏan Gmail, Youtube, Google Drive, đều đã là người dùng sẵn sàng để khai thác. Google ở vị trí tối ưu nhất trong tất cả các đối thủ của thị trường tin nhắn.


Rõ ràng nhất có thể thấy là chiêu bài vừa qua Google thá»±c hiện trên phiên bản Android 4.4. Họ đã tích hợp quản lý tin nhắn SMS và dịch vụ chat mạng xã há»™i Google+ vào tiện ích Hangouts. Hangouts được xem là dịch vụ chat giàu tính năng và có chất lượng cao nhất hiện nay, vá»›i khả năng chat video, chia sẻ hình ảnh, chat nhiều người cùng lúc…, họat động trên Ä‘a nền. Hangouts không chỉ giúp Google tìm cách thâu tóm thị trường tin nhắn mà còn thúc đẩy người dùng sá»­ dụng Google+ – mạng xã há»™i còn non trẻ cá»§a hãng này. Google+ hiện có số lượng người dùng rất giá»›i hạn nhưng vẫn còn má»™t chặng đường dài để họ thống trị dịch vụ tin nhắn.


Kiểm soát nền di động


Một chiêu bài thuộc hàng “cổ điển” nhưng vẫn được sử dụng nhiều bởi các hãng dịch vụ di động là tìm cách thu thập càng nhiều càng tốt thông tin từ người dùng, dù hầu hết người dùng đều không biết đến, họăc cho rằng không quan trọng nhưng thực tế, các phần mềm dịch vụ di động bằng cách này hay cách khác đã khai thác các thông tin xã hội trên các smartphone và tablet. Một mục tiêu phổ biến là danh sách liên lạc hay danh bạ lưu trữ trên thíêt bị. Còn gì bằng nếu các hãng có thể thay thế dịch vụ tin nhắn SMS và “nuốt gọn” luôn thông tin của người dùng với danh nghĩa “để cải thiện chất lượng sử dụng”? Những thông tin này sẽ giúp thu lại lợi nhuận quảng cáo.


Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa quên “cuá»™c phiêu lưu” cá»§a Facebook vá»›i sản phẩm phần cứng. HTC First – smartphone mang nhãn Facebook vá»›i má»™t giao diện thiết ưu tiên cho việc sá»­ dụng Facebook. Dù sản phẩm này thất bại thảm hại nhưng nó cho thấy tham vọng kiểm soát hoàn toàn nền tảng di động cá»§a Facebook. Trong khi đó, kẻ đứng ở vị thế cao hÆ¡n trong việc thâu tóm phần cứng di động là Apple và Samsung cÅ©ng liên tục tung ra các dịch vụ nhắn tin dành riêng cho mình. Tuy nhiên có vẻ như đây không phải là trọng tâm cá»§a Apple, khi mà dịch vụ iMessage cá»§a họ chỉ gói gọn trên nền tảng các thiết bị in hình trái táo. Điều này cho phép Samsung ChatOn – má»™t dịch vụ chat dành riêng cho người dùng thiết bị Samsung, có thể tung hoành trên thị trường di động.



Xem thêm chủ đề:Cuoc chien tin nhan, nhan tin, phan mem nhan tin, tin nhan, mang xa hoi, cong nghe thong tin, cntt, thong tin cong nghe, ttcn, bao, tin tuc, vn, news




Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online



Nhà mạng, mạng xã hội lao vào cuộc chiến tin nhắn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét